3 CÁCH XỬ LÝ KHI CON ĂN VẠ

Có thể nói, bất kì đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua thời kỳ “wonder” của chính mình. Khi ấy chúng trở nên bướng bỉnh, cáu gắt khó chịu vô cớ, thậm chí ăn vạ giữa nơi đông người nếu bố mẹ không làm theo ý mình. Vậy, trong những trường hợp trẻ ăn vạ như vậy, các bậc phụ huynh nên làm gì và xử lý như thế nào? Hãy còn Con Mèo Vàng tham khảo bài viết dưới đây để có những hướng xử lý hiệu quả nhất nhé!

  1. Làm ngơ khi con ăn vạ

Có nhiều ba mẹ không chịu được tiếng la hét hay tiếng khóc của con mình, thế nên mỗi khi chúng ăn vạ, đa số ba mẹ đều không thể giữ được bình tĩnh để đối mặt với vấn đề. Chính vì sự mất bình tĩnh, tìm mọi cách để xoa dịu đó nên vô tình chúng cho rằng những điều mình đang làm là đúng, và dĩ nhiên sẽ có những lần ăn vạ sau đó nữa. 

Hãy học cách bình tĩnh trước những màn ăn vạ của đứa trẻ, thậm chí phớt lờ trước những hành vi tiêu cực đó của trẻ, để mặc con khóc, không dỗ dành, không quát mắng, không làm gì hết. Việc của bạn là hãy ở gần con, quan sát và đảm bảo rằng con vẫn được an toàn.

Chắc chắn một điều là con sẽ không thể khóc được mãi, trong lúc khóc vẫn tò mò quan sát thái độ của ba mẹ. Lúc cơn giận dỗi của bé đã lắng xuống, con sẽ tự thấy xấu hố và tìm cách bắt chuyện với ba mẹ, khi ấy bạn hãy từ tốn giải thích và “thoả thuận” với con nếu con có ý định sẽ ăn vạ trong những lần tiếp theo. 

  1. Giải thích rõ ràng

Sẽ không có ích gì khi bạn giải thích, nói lý lẽ khi con đang khóc lóc, bởi não bộ của trẻ lúc này tập trung hoàn toàn vào cơn giận, không đủ tỉnh táo để tiếp nhận những gì người khác nói. Đôi khi khóc lóc là một cách giúp bé giải tỏa cảm xúc. 

Với trẻ lớn, không cần giải thích dài dòng nhưng cũng không nên nói “không” mà không kèm theo lời giải thích thỏa đáng nào. Hãy nói vì sao bạn không muốn trẻ ăn vạ hoặc làm theo ý của trẻ.

  1. Đưa cho con sự lựa chọn

Hãy cố gắng khai thác và giải thích để con nhìn nhận liệu mình đang sai hay đúng chỉ để đạt được những thứ mình mong muốn. Hoặc con phải giải thích và thuyết phục rõ ràng điều con muốn sẽ xứng đáng được đáp ứng. 

Cho bé các sự lựa chọn để bé tự quyết định và có cảm giác được kiểm soát chính mình. Chẳng hạn như: nếu con muốn ăn cái này thì con sẽ không ăn cơm nữa, nếu con muốn có đồ chơi này thì sẽ không được chơi trò gì đó nữa (trò mà trẻ ưa thích).

Bài viết liên quan

PHỤ HUYNH ĐĂNG KÝ THAM QUAN

Quý phụ huynh vui lòng điền các thông tin dưới đây, bộ phận tư vấn của Nhà Trường sẽ chủ động liên hệ với Quý phụ huynh trong thời gian sớm nhất.

    0938 500 980