Sự
phát triển để trưởng thành của một đứa trẻ qua mỗi năm đều là cột mốc quan trọng
và cần được ba, mẹ chú ý quan sát, theo dõi. Qua mỗi đặc điểm riêng biệt sẽ
hình thành tính cách và khả năng tương ứng theo quá trình phát triển. Trẻ em
trong giai đoạn từ 1 đến 8 tuổi được coi là giai đoạn “8 năm vàng” trong cuộc đời
của chúng. Để các bậc phụ huynh hiểu thêm về quy luật trưởng thành của trẻ và
giúp con phát triển một cách tích cực nhất, Yellow Kitty sẽ cung cấp những kiến
thức quan trọng về giai đoạn vàng trong 8 năm đầu đời của trẻ.
Từ
1 đến 8 tuổi, trẻ sẽ trải qua những dấu ấn đặc biệt sau mỗi năm, phát triển dần
dần và tiếp cận những thứ mới mẻ nhất. Giai đoạn từ 1 – 3 tuổi, bé cần được
chăm sóc, nuôi dưỡng để lớn lên an toàn, phát triển tính hài hước cùng sự sáng
tạo, hoạt bát đang dần được hình thành mạnh mẽ. Ở ngưỡng 1 tuổi, bé vẫn còn là
những đứa trẻ sơ sinh, rất cần được yêu thương, chăm bẵm tận tình, chu đáo để
hiểu được sự trân quý của hạnh phúc gia đình và lớn lên suôn sẻ nhất.
Khi
bước vào độ tuổi từ 1 đến 2, “cảm giác hài hước” sẽ
trở thành một phần quan trọng tạo nên sự thu hút mà bé cần được nuôi dưỡng để
vui vẻ trong những năm tháng phát triển tiếp theo. Hai tuổi rưỡi chính là khoảng
thời gian tốt nhất để cải thiện tính hài hước cho trẻ. Bắt đầu đến với độ tuổi
thứ 3, bé có xu hướng tò mò với nhiều vấn đề xung quanh cuộc sống, thích khám
phá và tìm hiểu để chinh phục những kiến thức mới. Vì thế, hãy kích thích và
khích lệ bé bằng những trò chơi như vẽ tranh, tô màu, xé giấy, kể chuyện… Nhằm
phát triển trí tưởng tượng, tăng cường khái niệm về sự logic và truyền cảm hứng
để khai thác sự sáng tạo trong tâm hồn bé.
Giai
đoạn bé từ 4 đến 5 tuổi là khoảng thời gian thích hợp để
phát triển ngôn ngữ và thúc đẩy các mối quan hệ thân thiết, hòa hợp. Trẻ ở lứa
tuổi thứ 4 thường có sở thích đặc biệt với ngôn ngữ và rất thích nói chuyện.
Tuy có thể sẽ mắc nhiều sai lầm trong quá trình học tập ngôn ngữ vì bé vẫn sợ mắc
sai lầm, sợ sai, e ngại về nhiều thứ… Nhưng chúng có vô vàn những câu hỏi cần
được giải đáp. Bởi vậy nên ba, mẹ hãy chú ý việc cung cấp kiến thức mới cho con
trong độ tuổi này.
Khi
bé được 5 tuổi, chúng rất tình cảm và coi ba, mẹ chính
là tình yêu chân chính nhất cuộc đời. Thường đối với một đứa trẻ 5 tuổi, đã bắt
đầu hình thành nhận thức để kiểm soát hành vi của mình để điều chỉnh cảm xúc
sao cho hòa hợp với mọi người. Những năm tháng từ 5 đến 6 tuổi, trẻ dễ bị lầm
tưởng về vấn đề ba, mẹ sẽ hiểu được suy nghĩ của mình nên đôi lúc không đủ kiên
nhẫn nói ra tâm tư, tình cảm của chúng. Vì thế, khi con được 5 tuổi, ba, mẹ hãy
cố gắng dành nhiều thời gian tâm sự, trò chuyện với con nhiều hơn để chia sẻ mọi
thứ trong cuộc sống dễ dàng hơn.
Giai
đoạn thứ 4, trẻ từ 6 đến 7 tuổi – xuất hiện những “mâu
thuẫn nội tâm” và bắt đầu phát triển tư duy trừu tượng. Đứng giữa việc phải lựa
chọn mạnh mẽ, độc lập vì đến tuổi đến trường, hòa mình vào cộng đồng với thầy
cô, bạn bè và rời xa vòng tay bao bọc của ba, mẹ. Bé sẽ có xu hướng phân vân và
thường tự đấu tranh với chính tư tưởng của mình. Nửa muốn độc lập và nửa còn lại
vẫn muốn được chăm sóc. Nhưng khi bước vào tuổi thứ 7, chúng mới chính thức coi
mình là trung tâm của thế giới. Thời điểm này là khoảnh khắc phát triển tư duy
trừu tượng cho phép trẻ nhìn thấy những cảm xúc của sự vật xung quanh cuộc sống.
Mọi thứ diễn ra quanh chúng đều sẽ có điểm tương đồng và khác biệt, nên ba, mẹ
không cần quá lo lắng khi cảm thấy con đang vẽ một bức tranh khá “trừu tượng” về
thế giới của bản thân chúng.
Và
cuối cùng, 8 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển suy nghĩ tích cực và hăng hái.
Lúc này trẻ có thể suy nghĩ về nhiều vấn đề một lúc và có sự thể hiện cho phong
cách riêng của mình. Đồng thời, trẻ được 8 tuổi đã bắt đầu sử dụng logic để giải
thích vấn đề và bảo vệ quan điểm của chúng, suy luận đơn giản và đưa ra những kết
luận nhất định. Đặc biệt, năm cuối cùng trong giai đoạn “8 năm vàng” sẽ xuất hiện
nhiều sự thay đổi lớn và là thời điểm phát triển toàn diện về tư duy, ngôn ngữ,
khả năng phán đoán.