CON TRỞ NÊN XUẤT CHÚNG NẾU BA MẸ HIỂU ĐƯỢC ĐIỀU NÀY

CON TRỞ NÊN XUẤT CHÚNG NẾU BA MẸ HIỂU ĐƯỢC ĐIỀU NÀY

Chúng ta luôn tự hỏi vì sao có những đứa trẻ lớn lên và trở thành những nhân vật xuất chúng, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, đứng đầu trường này lớp nọ, ấy thế mà mối quan hệ giữa chúng và cha mẹ của mình luôn trở nên tốt đẹp. Vì sao đó lại là một câu hỏi được thắc mắc bởi rất nhiều ông bố bà mẹ Châu Á?

Đa phần các ông bố bà mẹ luôn ra sức đầu tư tiền bạc, công sức vào việc học cho con mà quên đi rằng chúng cần gì, muốn gì, thế cho nên dẫu có đầu tư và dành nhiều sự kỳ vọng bao nhiêu, có khi con không làm theo mong muốn của mình mà mối quan hệ giữa họ và con cái lại ngày càng trở nên tệ hơn. Vậy làm sao để những đứa trẻ vừa cố gắng học tập, vừa giữ được mối quan hệ tốt với chúng? Hãy cùng Con mèo vàng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

  1. Lắng nghe con

Nhu cầu được lắng nghe không chỉ có ở trẻ em mà hầu hết tất cả chúng ta đều luôn khao khát và mong cầu, bởi vì mọi thứ xảy ra trong cuộc sống đều sẽ có nguyên nhân, nguồn gốc của nó, nếu chúng ta không chậm lại, lắng nghe nhau thì có thể sẽ bỏ lỡ rất nhiều thứ. Và lắng nghe chính là nhu cầu cơ bản nhất của 1 con người. 

Trẻ em lại càng mong muốn được lắng nghe, bởi vì chúng là những nhân tố đang phải sống phụ thuộc vào người nuôi dưỡng mình như: bố, mẹ, ông bà hay bất kì ai khác có thể mang lại cho chúng một cuộc sống tốt. Nhưng đi cùng với việc chăm sóc, nuôi nấng thì việc lắng nghe và thấu hiểu cũng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đứa trẻ đó có đủ niềm tin để mở lòng, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của mình hay không. 

Trong xã hội ngày nay, ba mẹ luôn chạy theo cơm áo gạo tiền để lo cho các con ăn học, thế nên đôi khi bỏ lỡ những lần ngồi lại để lắng nghe con, để nhìn quá trình của con mình một cách tường tận hơn. Từ đó mà xảy ra những trường hợp ba mẹ chỉ mải nhìn vào kết quả mà chỉ trích con mình, khiến chúng tự ti mà nhục chí trước bản thân mình, khép mình lại với tất cả những người thân trong gia đình và sống với sự đối phó, đề phòng và chống đối. Một gia đình hạnh phúc và nuôi dạy con thành công chính là gia đình mà nơi đó, những đứa con được sống thật với chính mình, được nói lên suy nghĩ và quan điểm của bản thân. 

  1. Nói không với cụm từ "Con nhà người ta"

Nói không với cụm từ "Con nhà người ta"

So sánh được cho là điều tối kỵ nhất không nên xảy ra đối với lòng tự trọng của một người chứ không đơn thuần là một đứa trẻ. Nếu đứa trẻ phải lớn lên trong một gia đình luôn so sánh mình với những đứa trẻ đồng trang lứa khác suốt một khoảng thời gian dài thì rất dễ thấy, đứa trẻ đó sẽ luôn tự ti về bản thân mình, không tin tưởng vào năng lực của bản thân, luôn tự lên án chính mình và đánh mất hẳn sự tự tin vốn có. 

Muốn con đủ tự tin và bản lĩnh để làm những điều vượt trội thì điều tốt nhất ba mẹ nên làm chính là không so sánh con mình với con nhà người ta. Đứa trẻ nào cũng luôn mang khao khát được công nhận, nếu ba mẹ không thể dành cho con mình sự công nhận nhất định cho con mình thì kết quả nhận về đứa trẻ đó sẽ mãi là đứa trẻ chạy theo hình mẫu của "con nhà người ta"

  1. Tư duy "Trải nghiệm quan trọng hơn điểm số"

Tư duy "Trải nghiệm quan trọng hơn điểm số"

Những trải nghiệm thực tế đôi khi sẽ mang lại cho con trẻ lăng kính muôn màu hơn, cụ thể hơn về thế giới bên ngoài, tôi luyện được bản lĩnh và những kỹ năng cần thiết khi bước chân ra xã hội. Nếu ba mẹ hiểu được trải nghiệm quan trọng hơn điểm số, tạo điều kiện tối đa cho trẻ được va chạm và tiếp cận với nhiều trải nghiệm khác nhau, chắc chắn con sẽ tự mình trang bị được những kiến thức mà sách vở không có, thầy cô không dạy, từ đó làm nền tảng để có thể tự tin hơn vào bản thân mình, và quan trọng nhất là không áp lực về điểm số. 

  1. Quan tâm đến sức khoẻ tâm lý của con

Quan tâm đến sức khoẻ tâm lý của con

Những trường hợp trẻ vị thành niên tự tử vì áp lực học tập tại Việt Nam đều xuất phát từ việc không được ba mẹ quan tâm đến sức khỏe tâm lý của mình. Trong một khoảng thời gian dài chúng phải tự đối mặt với những áp lực một mình mà không chia sẻ được với ba mẹ, thay vì vậy ba mẹ hãy cùng nhau quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc cũng như sức khoẻ tâm lý của con mình, để hiểu chúng cần gì, gặp khó khăn như thế nào nhằm hỗ trợ, động viên và thay đổi kịp thời trước khi quá muộn.