TÁC HẠI KHI BẮT TRẺ HỌC THÊM QUÁ NHIỀU

 TÁC HẠI KHI BẮT TRẺ HỌC THÊM QUÁ NHIỀU


Khi chúng ta đang sống giữa một xã hội mà giá trị của tri thức đang dần được chú trọng song hành với yếu tố ngoại hình. Thế nên vô hình chung khiến các bậc cha mẹ đặt lên vai con mình khá nhiều những áp lực vô hình bằng việc "bất chấp" đầu tư cho con học mọi thứ từ kiến thức đến năng khiếu, dĩ nhiên là không cần biết con có thật sự thích hay không. Tất cả đều xuất phát từ mong muốn con sẽ trở thành những nhân tố đặc biệt, xuất chúng và nổi bật hơn các bạn đồng trang lứa, và "muốn tốt cho tương lai sau này" của con. 

Việc quan tâm chú trọng đến giáo dục của con là điều đúng đắn, tuy nhiên, rất ít cha mẹ chịu lắng nghe và tôn trọng cảm xúc cũng như sức khỏe của con mình. Khiến con mất dần đi tuổi thơ chỉ vì những giờ "chạy show" liên tục của các môn học. Hãy cùng Con mèo vàng tham khảo bài viết dưới đây để nhìn ra những tác hại khi cho con học quá nhiều ba mẹ nhé!



1. Suy giảm sức khỏe

 Suy giảm sức khỏe

Người lớn đang áp đặt sức chịu đựng của mình lên con trẻ, ba mẹ nào cũng nghĩ con chỉ có việc học thôi nên con hoàn toàn có thể học thật tốt trong khi ba mẹ phải đi làm, chịu nhiều áp lực để nuôi con ăn học mà không biết rằng nếu trẻ phải học quá nhiều, thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng vì bài vở, có khi phải cố gắng để hiểu những bài giảng trên lớp dẫn đến nhiều hệ luỵ của não bộ do căng thẳng kéo dài và liên tục. 

2. Sức khoẻ tâm lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Sức khoẻ tâm lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng


Trong kết quả của một nghiên cứu do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc cho thấy rằng, đa phần những buổi trị liệu sức khoẻ tâm lý của trẻ em đều có chung 1 nguyên nhân bắt nguồn từ áp lực học tập, điểm số, thi cử, cụ thể như:  trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc. 

"Tại sao chỉ có 8 điểm?” "Tại sao tháng này con chỉ đứng hạng 3?” … Hàng nghìn câu hỏi mang tính công kích và không có một chút thấu hiểu từ ba mẹ đặt ra mà trẻ phải nhận lấy trong một khoảng thời gian dài. Có thể thấy trong những năm gần đây, trẻ em tuổi vị thành niên tại Việt Nam có xu hướng tự tử tăng khá cao vì áp lực học tập, đó không phải là hành động nông nỗi mà đó chính là "giọt nước tràn ly", là kết quả, là câu trả lời cho cả một quá trình không được lắng nghe và tôn trọng cảm xúc từ chính ba mẹ của mình, khiến chúng phải một mình đối diện với những áp lực, căng thẳng và tiêu cực. 

3. Kỹ năng sống yếu kém

 Kỹ năng sống yếu kém

Nếu ba mẹ chỉ tập trung vào những kiến thức khô cằn mà không trau dồi cho con các kỹ năng mềm để bước chân ra xã hội thì sẽ dẫn đến tình trạng con sẽ thiếu hụt những kỹ năng cơ bản để khi lớn lên và bước vào xã hội, trẻ sẽ rất khó khăn để có thể ứng phó với những trở ngại, khó khăn, từ đó khiến cuộc sống dễ mất cân bằng. 

4. Mối quan hệ giữa ba mẹ - con cái xấu đi

Mối quan hệ giữa ba mẹ - con cái xấu đi

Việc ba mẹ luôn áp đặt lên con cái những áp lực vô hình như điểm số, thành tích và những lời chê khen sẽ khiến cho trẻ dần xa cách ba mẹ của mình vì chúng không tìm được tiếng nói chung, không được lắng nghe mà thay vào đó là sự chịu đựng, chống đối và phản kháng. Điều này theo thời gian sẽ gây nên nhiều mâu thuẫn và bất hòa trong mối quan hệ gia đình.