BIỂU HIỆN RỐI LOẠN NGÔN NGỮ Ở TRẺ
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ đang ngày càng trở nên phổ biến, nhất là trong thời đại phát triển như hiện nay, mạng xã hội tạo điều kiện thuận lợi để trẻ tiếp cận với nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, điều này vô hình chung khiến Ba Mẹ cho rằng con bị rối loạn ngôn ngữ 100% là do tiếp xúc với mạng xã hội.
Tuy nhiên, việc trẻ gặp khó khăn trong việc nghe hiểu, giao tiếp, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc của bản thân thật sự xuất phát từ đâu, và biện pháp nào để khắc phục tình trạng rối loạn ngôn ngữ cho con, bài viết dưới đây sẽ giúp Ba Mẹ có cái nhìn cụ thể hơn về Nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.
-
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em là gì ?
Rối loạn ngôn ngữ (language disorder) là tình trạng con trẻ gặp khó khăn trong việc nghe và hiểu, con rất khó để có thể nói ra suy nghĩ của mình cũng như hiểu những gì người khác đang nói. Tỷ lệ mắc phải ở 10 – 15% trẻ dưới 3 tuổi.
-
Biểu hiện rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em
2.1 Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt
Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ
Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt được thể hiện trong khả năng nói, diễn đạt suy nghĩ, mong muốn của con, con thường gặp khó khăn trong việc nhớ từ vựng, ngữ pháp và lựa chọn từ ngữ để có thể nói trôi chảy 1 câu dài hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, con có thể sẽ có một số biểu hiện khác như:
-
Thay vì nói, trẻ sẽ khóc để mong ba mẹ có thể hiểu được ý muốn của mình.
-
Vốn từ vựng hạn chế, thậm chí là rất ít so với các trẻ đồng trang lứa, từ đó dẫn đến tình trạng dễ nhầm lẫn giữa các sự vật, đồ vật với nhau.
-
Giảm khả năng sử dụng từ ngữ và kết nối các câu để giải thích hoặc mô tả một cái gì đó
-
Cuối cùng là biểu hiện rất phổ biến mà nhiều trẻ mắc phải, chính là nói bằng một thứ tiếng khác thay vì tiếng mẹ đẻ.
Trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ, trẻ có thể mắc một trong những biểu hiện trên. Tuy nhiên, nếu đến độ tuổi đúng theo thời gian phát triển sinh học mà những biểu hiện trên vẫn không cải thiện thì con trẻ có thể đã mắc chứng rối loạn ngôn ngữ.
Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận ở trẻ
Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận được thể hiện rõ trong quá trình tiếp nhận thông tin của trẻ đối với gia đình, việc tiếp nhận và hiểu những thông tin mình nghe được diễn ra vô cùng khó khăn.
Ví dụ: Đối với trẻ đã 18 tháng tuổi nhưng không thể tiếp nhận và làm theo những hiệu lệnh cơ bản như “ngồi xuống” hay “đi vào phòng”, hoặc bé trên 30 tháng tuổi không thể trả lời những câu hỏi của ba mẹ bằng lời nói và đối phó bằng cách gật đầu hay lắc đầu thì đây chính là biểu hiện rõ rệt của rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận.
-
Nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Rất nhiều bố mẹ cho rằng con bị mắc chứng rối loạn ngôn ngữ là do sự ảnh hưởng từ thời đại công nghệ và tốc độ phát triển của mạng xã hội nên con trẻ tiếp xúc nhiều thứ tiếng khác nhau. Cần lưu ý rằng, trẻ bị rối loạn ngôn ngữ không phải do tiếp xúc hoặc học nhiều hơn một thứ tiếng. Chỉ cần mắc phải, con sẽ gặp những vấn đề tương tự nhau đối với tất cả các ngôn ngữ. Cho dù đó là tiếng mẹ đẻ hay tiếng nước ngoài. Thế nên rối loạn ngôn ngữ xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
-
Các vấn đề về tâm lý bẩm sinh. Ví dụ như trẻ bị tự kỷ, chấn thương não, đột quỵ hoặc có khối u.
-
Hội chứng Down (thể tam nhiễm 21), hội chứng Fragile X, bại não.
-
Chịu ảnh hưởng trong giai đoạn thai kỳ hoặc lúc sinh. Ví dụ như thiếu dinh dưỡng, sinh non hoặc trẻ nhẹ cân.
-
Một số trường hợp rối loạn ngôn ngữ ở trẻ không xác định được nguyên nhân cụ thể.
-
Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
4.1 Tâm lý trị liệu
Phương pháp tâm lý trị liệu
Ngoài gia đình ra thì rất khó để mọi người xung quanh thấu hiểu cho những vấn đề mà con trẻ đang phải đối mặt như: tâm lý khó chịu, ức chế, thu mình và mặc cảm do không bày tỏ được những gì mình muốn nói, vô hình tạo ra rào cản giao tiếp với mọi người xung quanh con.
Thế cho nên, việc ba mẹ tìm hiểu, đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý là giải pháp tốt nhất để giúp con cân bằng cảm xúc và hành vi của mình, vượt qua những lo lắng trong liệu trình điều trị rối loạn ngôn ngữ của con.
4.2 Đồng hành cùng con
Phương pháp đồng hành cùng con vượt qua rối loạn ngôn ngữ
Phương pháp này tuy gần gũi, đơn giản nhưng đây chính là điều kiện cần vì con trẻ ít nhất sẽ có được sự đồng hành của bố mẹ trong hành trình chinh phục ngôn ngữ của mình. Vậy trong quá trình này, bố mẹ cần:
-
Chấp nhận và cùng con vượt qua.
-
Dùng sự kiên nhẫn để lắng nghe và nói chuyện cùng con.
-
Tạo điều kiện cho con đến với giáo viên chuyên biệt.
-
Giảm sự kỳ vọng ở con so với độ tuổi.
-
Khuyến khích con hỏi và nhiệt tình trả lời câu hỏi.
-
Nói rõ ràng, chậm rãi để con tiếp nhận thông tin tốt hơn.
-
Theo dõi sát sao phác đồ tâm lý của con.
Tuy rằng trong thời đại y tế, công nghệ phát triển đồng nghĩa với việc con có nhiều điều kiện và cơ hội để cải thiện những vấn đề về tâm lý cũng như ngôn ngữ của mình. Thế nhưng nền tảng gia đình vẫn luôn được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất trong hành trình phát triển và chữa lành của con. Chỉ cần ba mẹ thấu hiểu, chấp nhận đối mặt và tiếp sức cho con thì mọi vấn đề về rối loạn ngôn ngữ sẽ chẳng còn là mối bận tâm nữa.