CÁCH TRỊ TRẺ ĂN VẠ – BÍ KÍP TUYỆT VỜI CHO BA MẸ
“Ăn vạ” là vấn đề mà hầu hết tất cả những ông bố bà mẹ có con từ 1 – 3 tuổi. Đây là thời điểm mà các con sẽ bắt đầu hành trình tiếp cận ngôn ngữ cũng như bày tỏ cảm xúc và mong muốn của mình với ba mẹ.
Được biết, đây cũng chính là đô tuổi mà tâm sinh lý của các con sẽ có những biến đổi đầu đời, tích cực có, tiêu cực cũng có. Một trong những biểu hiện tiêu cực phổ biến nhất chính là: ĂN VẠ, hay thường gọi là khủng hoảng tuổi lên 3. Trong những giai đoạn này, nếu ba mẹ không khéo léo để đối mặt với con, giúp con vượt qua thì không những không thể dừng lại việc ăn vạ mà còn sẽ rất ảnh hưởng đến tính cách của con trẻ sau này. Để trở thành những ông bố bà mẹ thông thái để đồng hành cùng con trong giai đoạn này, hãy cùng Con mèo vàng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách đối phó với trẻ ăn vạ nhé.
-
Nguyên nhân trẻ ăn vạ
Không phải đứa trẻ nào khi bước sang giai đoạn từ 1-3 tuổi cũng sẽ có những biểu hiện tiêu cực như ăn vạ, nằm ra giữa đường để bố mẹ chiều theo ý mình, khi con bạn có biểu hiện ăn vạ ngày càng rõ rệt, hãy cùng điểm qua những nguyên nhân sau đây:
1.1 Hậu quả khi con được nuông chiều quá mức
Đối với những trẻ đã trên 3 tuổi thì việc trẻ con ăn vạ là do thói quen, được ông bà, bố mẹ nuông chiều quá mức từ khi còn nhỏ. Nhất là khi trẻ ở với ông bà, với sự bao dung và sợ cháu khóc, mỗi lần ăn vạ đều được dỗ dành và lập tức đáp ứng những mong muốn đó nên theo thời gian, việc ăn vạ sẽ trở thành thói quen của chúng khi người thân không đáp ứng nhu cầu mong muốn của mình, hoặc gặp điều gì đó không hài lòng.
1.2 Thu hút sự chú ý
Thu hút sự chú ý
Bắt đầu từ việc được nuông chiều quá mức, trẻ sẽ quen với việc được chú ý nếu mình tạo ra những âm thanh tiêu cực như gào thét, khóc lóc…chỉ để thu hút sự chú ý từ mọi người trong gia đình. Sẽ rất tuyệt vời trong giai đoạn này nếu cả gia đình có thể cùng đồng lòng “lơ” đi những hành động đó.
-
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ ăn vạ?
2.1 Bình tĩnh lắng nghe con
Bình tĩnh lắng nghe con
Việc nóng nảy và không giữ được bình tĩnh là vấn đề chung của rất nhiều ông bố bà mẹ hiện nay. Bởi nói một cách dễ hiểu, sau một ngày làm việc mệt mỏi với những áp lực từ cơ quan, xã hội, ba mẹ sẽ không thể kiên nhẫn để bình tĩnh, lắng nghe và hiểu cho những cảm xúc của con trẻ, tệ hơn là đôi khi còn dùng đòn roi để khiến con ngừng khóc..
Không thể phủ nhận rằng, nếu ba mẹ càng xuôi theo cảm xúc của trẻ, tiêu cực hơn trẻ, quát mắng, dọa nạt thì điều này chỉ khiến chúng dễ bị kích động và trở nên giận dữ hơn. Việc dùng cảm xúc đối lập với trẻ đôi khi sẽ rất hữu hiệu vì bất cứ đứa trẻ nào cũng luôn muốn được lắng nghe nhu cầu của mình, giúp trẻ cảm thấy được an ủi và xoa dịu, đôi khi việc dịu dàng lắng nghe sẽ vô cùng hiệu quả để giúp con trở nên bình tĩnh và bắt đầu hợp tác hơn.
2.2 Không nuông chiều con quá mức
Không nuông chiều con quá mức
Từ trước đến nay, việc nuông chiều con cái quá mức và sai cách luôn để lại những hậu quả khôn lường đến tính cách của con sau này. Hãy thử nghĩ, sau một khoảng thời gian dài luôn nhận được sự nuông chiều từ ông bà, bố mẹ, chưa bao giờ say no với những nhu cầu mong muốn của con, của cháu mình, những đứa trẻ sẽ trở nên ỷ lại, không ý thức được giới hạn của mình và của người khác. Chỉ cần bất kì điều gì xảy ra không như ý muốn, chúng sẽ có xu hướng đỗ lỗi, và xem việc người khác làm cho mình là dĩ nhiên và không mang thái độ biết ơn.
Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai và nhân cách của con. Nếu bạn đang là một trong những trường hợp trên, hãy thay đổi cách nuông chiều con, để con hiểu được con luôn phải dùng thái độ dịu dàng, thấu hiểu để có thể nói ra mong muốn của mình, thậm chí không có quyền buộc người khác phải làm điều đó cho mình.
2.3 Đánh lạc hướng con
Đánh lạc hướng con
Ở độ tuổi này, tuy rất khó để hiểu hết tâm sinh lý của con trẻ nhưng cũng rất dễ để điều hướng cảm xúc nhất thời của chúng nếu bố mẹ biết cách đánh lạc hướng con khi con đang ăn vạ. Vì trẻ con là những tờ giấy trắng, chúng rất dễ quên, thế nên khi cảm thấy con đang có dấu hiệu ăn vạ thì hãy thử ngay cách đánh lạc hướng con sang các hoạt động khác để kích thích sự tò mò và thích thú của chúng nhé. Những cảm xúc tích cực ấy sẽ giúp chúng quên đi ngay và ngừng khóc.