Có câu nói: “Mỗi một hạt
giống đều thích hợp với nơi mà nó sinh trưởng, chỉ có trong hoàn cảnh thích hợp
mà vun trồng nó mới có thể mọc vừa to lớn vừa khoẻ mạnh.”
Câu
chuyện cho cha mẹ
Ở Đài Trung có một tiểu
quốc vùng nông thôn, có một học sinh tốt nghệp mười mấy năm trước quay về tìm
giáo viên. Vị giáo viên này đã hơn 50 tuổi và sắp về hưu, đã từng dạy qua vô số
học sinh, trong chốc lát không thể nhớ ra tình hình của em học sinh này trước
đây ở trường.
Thế là ông bèn hỏi người
học trò này: “Em tốt nghiệp khóa nào?”
“Khóa
thứ 7 ạ”.
“Khóa
thứ 7 à? Tốt nghiệp năm nay là khóa 23, như vậy đã qua 16 năm rồi!” Thầy giáo vẫn
chưa nhớ ra.
“Thưa
thầy! Trước đây mọi người đều gọi con là con khỉ, rất biết trèo cây, trèo cao…
Có một lần trèo lên nóc tầng 2, không cách nào trèo xuống, thầy giáo đã gọi xe
cứu hỏa dùng thang mây (thang dài cao để cứu hỏa) cứu con xuống!”
“Tôi
nhớ ra rồi! Em không thích học, lúc tốt nghiệp mới gắng gượng viết được tên của
mình, những bài học khác hầu như không biết. Bây giờ em làm việc gì?”
“Thưa
thầy! Bây giờ con làm ngành xây dựng.”
“Cuộc
sống có tốt không?”
Thầy
giáo lộ ra vẻ thương hại và quan tâm, trong lòng nghĩ một người trong trường chẳng
học được gì thì đặt chân ngoài xã hội thế nào đây?
“Thưa
thầy! cảm ơn thầy quan tâm, bây giờ con sống rất tốt, mỗi tháng con thu nhập được
khoảng ba bốn mươi vạn đồng.”
“Ba
bốn mươi vạn! em đang làm cái gì?”, thầy giáo nhìn người học sinh này đầy nghi
hoặc.
“Thưa
thầy, con chuyên môn làm cốt thép cho các tòa nhà cao tầng, là công nhân nối
khung kết cấu thép.”
“Làm
công nhân mà có thể một tháng kiếm được ba bốn mươi vạn sao?”
“Vì
người dám trèo lên những tòa nhà cao hai ba mươi tầng mà không sợ rất ít, hơn nữa
ở khắp Đài Loan này, người có thể bắt đinh bu-lông vừa nhanh vừa chắc cũng rất
ít, có một chút kỹ thuật cho nên tiền lương cũng tương đối cao.”
Người
học sinh này có một chút hài lòng kể về công việc của mình.
“Giỏi
quá đi! Giỏi quá đi! Thầy trước đây chỉ biết nhìn thành tích của học sinh, như
vậy có lẽ là sai rồi! Như em chỉ trèo cao, đóng đinh vít, một tháng được ba bốn
mươi vạn, em làm một tháng bằng thầy làm việc một năm!”
Bài
học được rút ra.
Chúng ta thường lo lắng
chúng ta “không biết” cái gì, mà rất ít khi chú ý đến chúng ta “giỏi” những việc
gì.
Câu chuyện trên cho
chúng ta biết một người biết trèo cao, biết bắt bu-lông, bắt ri-vê, gõ chuẩn và
chắc, một tháng có thể thu nhập được ba mươi vạn Đài tệ (khoảng hơn 230 triệu
VNĐ).
Đây
không phải bàn luận về chuyện anh hùng kiếm tiền, mà là cùng bạn chia sẻ việc
có thể phát huy sở trường và tiềm năng của một người không chỉ được xã hội khẳng
định, hơn nữa là lợi người lợi mình.
Vậy
rốt cuộc thì bạn giỏi về cái gì?
Gắng
sức với năng lực ưu thế của mình, nó sẽ trở thành chuyên ngành hạng nhất mà người
khác khó có thể vượt qua bạn.
Có
người vì yêu thích ăn uống, trở thành chuyên gia nghiên cứu thực phẩm của công
ty thực phẩm.
Có
người vì khứu giác đặc biệt, có thể phân biệt được đẳng cấp của nước hoa và
tinh dầu tốt hay kém.
Có
người vì có giỏi lắp ráp mô hình, cuối cùng trở thành ông chủ công ty mô hình cấp
quốc tế.
Có
người vì hồi bé đọc rất nhiều truyện tranh viễn tưởng, lớn lên biến những ý tưởng
hoang đường trong đầu mình thành những chiến dịch quảng cáo rất thành công.
Có
người vì bỏ học phải làm thêm ở quán bar, cuối cùng học pha chế rượu, thắng được
vô số giải thưởng, còn thành nghề nghiệp hái ra tiền.
Bạn
giỏi về cái gì?
Đừng
coi thường bản thân, hãy cho bản thân mình một lần cơ hội thành công!
Tiếp
tục cố gắng, làm cho sự việc trở thành năng lực chuyên ngành hạng nhất, bảo đảm
bạn không chỉ tương lai không sợ không tìm được việc mà còn có thể tìm được một
việc mà làm người khác phải ngưỡng mộ.
Thực
ra đây không chỉ là lời khuyên cho các bạn trẻ, những bậc phụ huynh cũng nên
xem xét lại mình nhiều một chút. Học hành mặc dù rất quan trọng, học tốt, sau
này quyền lựa chọn sẽ nhiều hơn, con đường cũng tương đối rộng mở, nhưng nếu nhắm
vào sở trường của con trẻ mà đào tạo bồi dưỡng lại càng quan trọng hơn.
Có
một số người, rõ ràng không phải là người có khiếu học hành, nhưng thân là cha
mẹ lại chỉ cảm thấy những người khác đều học xong đại học, mà con mình lại
không học lên đại học, vậy tương lai phải làm thế nào? Thế là cương quyết bắt
con mình không ngừng đi theo con đường mà cha mẹ cho rằng có tiền đồ, cuối cùng
không những học khổ sở mà học chẳng thành gì hết…
Có
câu nói: “Mỗi một hạt giống đều thích hợp với nơi mà nó sinh trưởng, chỉ có
trong hoàn cảnh thích hợp mà vun trồng nó mới có thể mọc vừa to lớn vừa khoẻ mạnh.”
Khai
thác ưu điểm của con trẻ, còn quan trọng hơn việc ép con phải học hành thật nhiều,
thi điểm thật cao nhiều!