• Uncategorized
  • Làm thế nào để giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi mẫu giáo Phần 2

Khủng hoảng đầu đời đến với con trẻ là thời điểm
khi con bắt đầu đến tuổi đi học mẫu giáo hay chính xác hơn là khoảng thời gian
con được 3 tuổi. Bởi các chuyên gia cho rằng, trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo là
lúc làm quen với môi trường mới, có thầy cô và nhiều bạn bè mới. Nhu cầu khám
phá về thế giới xung quanh và trí tò mò được đẩy lên cao hơn khiến bé có nhiều
sự thay đổi và vấp phải sự rắc rối mang tên “khủng hoảng”.

Một trong những biểu
hiện của sự khủng hoảng được thể hiện rõ rệt ở trẻ đó là: xuất hiện vài suy
nghĩ tiêu cực và có dấu hiệu bướng bỉnh, một chút bạo động trong lời nói và
hành động, thích làm người lớn nên thường bắt chước biểu cảm, lời nói, cử chỉ
của người lớn để khẳng định bản thân… Tuy nhiên, tùy vào môi trường và phương
pháp giáo dục, dạy dỗ mà bé sẽ có mức độ khủng hoảng khác
nhau.

 Chính vì vậy, ba mẹ cần
sử dụng những phương pháp giáo dục phù hợp ở giai đoạn này để nắm bắt sự thay
đổi cũng như cùng con vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi mẫu giáo một cách
tích cực nhất.

Hãy dành lời khen cho
trẻ nhiều hơn

Ba, mẹ cần biết rằng ở
giai đoạn này bé đang dần có những định hình về cái tôi cá nhân, muốn bản thân
trở thành người lớn. Vì thế nên “lời khen” giống như một sự công nhận giá trị
của người lớn về những thứ trẻ làm được. Trẻ thích được khen để cảm thấy được
ghi nhận và vui hơn nếu điều đó được đánh giá là tốt. Nhưng ba, mẹ không nên
khen con theo cách thái quá sẽ dễ dẫn đến tình trạng con tự tôn và trở nên kiêu
ngạo.

Nên hỗ trợ trẻ hoàn
thành công việc chứ không làm giúp

Ba, mẹ có thể phân công
các công việc vừa sức cho trẻ để chúng tự do suy nghĩ và lựa chọn những dụng
cụ, vật dụng hằng ngày. Trong mỗi tình huống, hành động, trẻ đều có thể tự mình
phân tích, trình bày quan điểm… Điều đó giúp ích rất nhiều cho sự hình thành
tính tự lập của trẻ.

 Kiên nhẫn với các câu
hỏi “tại sao” của trẻ

 Đến với tuổi đi học mẫu
giáo, trẻ có xu hướng phát triển rõ rệt về khả năng nhận thức về những thứ xung
quanh nên tất yếu chúng có rất nhiều câu hỏi. Trong trường hợp trẻ thắc mắc quá
nhiều đến mức ba, mẹ đôi khi cảm thấy “phiền phức” và có chút khó chịu thì hãy
bình tĩnh, kiên nhẫn và đừng vội quát, mắng hay nặng lời với chúng. Một cách
hiệu quả và thú vị hơn để giúp con kích thích trí tò mò và óc quan sát của trẻ
đó là hỏi lại theo cách: “Mẹ cũng không chắc nữa, con có thể tự tìm hiểu không?
Rồi nói cho mẹ biết đáp án với nhé !”.

Nới lỏng khoảng thời
gian và để con vừa chơi vừa học

 Ba, mẹ cần hiểu rằng,
con khi bước vào lứa tuổi mẫu giáo là bắt đầu bước chân vào thế giới mới với
những điều mới mẻ, kích thích tò mò hơn, thích khám phá nhiều hơn. Việc học và
chơi ở thời điểm này nên được duy trì song song để giảm thiểu những áp lực từ
khủng hoảng đè nén lên tâm hồn của bé. Những công việc và hoạt động hằng ngày
cần được bổ sung một cách hài hòa hơn.

 Với những chuẩn bị kỹ
càng về tâm lý và phương pháp giáo dục sẵn sàng cho giai đoạn giúp trẻ vượt qua
giai đoạn khủng hoảng tuổi mẫu giáo là điều cần thiết để ba, mẹ chăm sóc con
tốt hơn. Hãy để con phát triển khỏe mạnh và khoa học nhất trong những năm tháng
bắt đầu trở thành “người lớn” ở lứa tuổi mẫu
giáo.

Bài viết liên quan

PHỤ HUYNH ĐĂNG KÝ THAM QUAN

Quý phụ huynh vui lòng điền các thông tin dưới đây, bộ phận tư vấn của Nhà Trường sẽ chủ động liên hệ với Quý phụ huynh trong thời gian sớm nhất.

    0938 500 980