LÀM THẾ NÀO ĐỂ KIỀM CHẾ CƠN GIẬN VỚI CON
Sự phát triển của xã hội khiến cho các bậc cha mẹ phải luôn chạy theo nỗi lo cơm áo gạo tiền, làm sao để con có được cuộc sống đầy đủ nhất. Thế nên đôi khi ba mẹ sẽ có những áp lực vô hình bên ngoài xã hội khiến họ không thể nói ra để được san sẻ, dẫn đến việc áp đặt lên con cái những cảm xúc nóng giận, tiêu cực mỗi khi chúng làm sai. Điều này hoàn toàn nguy hiểm nếu nó âm ỉ và kéo dài trong một khoảng thời gian, vừa gây tổn thương tâm lý cho trẻ, vừa đánh mất đi hạnh phúc gia đình vốn có. Hãy cùng Con mèo vàng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu được nguyên nhân, hậu quả và cách kiềm chế những cơn nóng giận khi con làm sai nhé.
- Hậu quả khi ba mẹ nóng giận với con
1.1 Con mang xu hướng “bạo lực”
Con mang xu hướng bạo lực
Tính cách của những đứa trẻ khi lớn lên sẽ chính là tấm gương phản chiếu lại môi trường sống và tính cách của cha mẹ chúng, chúng sẽ là những sản phẩm được hun đúc từ quán trình giáo dục và nuôi dưỡng của gia đình. Chính vì thế, nếu ba mẹ là những người luôn dùng những lời nói cay nghiệt, la hét, thậm chí là đánh dập đối với con mình thì theo thời gian và số lần chịu đựng, chúng sẽ dần hình thành xu hướng bạo lực ngay trong nhân cách của mình.
Nói cho dễ hiểu, những cơn nóng giận và bạo lực của ba mẹ chúng đã vô tình khiến chúng “chấp nhận” và “bình thường hoá” sự chịu đựng của bản thân, đồng nghĩa với việc chúng sẽ xem thường cảm xúc và sức chịu đựng của những người mà chúng làm tổn thương sau này. Điều này vô cùng nguy hiểm nếu ba mẹ không chịu thay đổi để con có thể lớn lên trong một gia đình lành mạnh hơn.
1.2 Con bị tổn thương tâm lý
Con bị tổn thương tâm lý
“Những đứa trẻ hạnh phúc sẽ dùng tuổi thơ để chữa lành cả cuộc đời, còn những đứa trẻ không hạnh phúc sẽ dùng cả cuộc đời để chữa lành tuổi thơ”
Sự việc xảy ra trong quá khứ, tuổi thơ dù đẹp hay xấu thì chúng sẽ mãi là những ký ức tồn tại mãi trong tâm trí của con. Thật tốt biết bao nếu con được lớn lên, được vỗ về bằng một tuổi thơ đẹp, đẹp yêu thương, được thấu hiểu. Nhưng nếu không may, con phải lớn lên trong một gia đình có xu hướng luôn nóng giận và bạo lực, những ký ức đó sẽ trở thành nỗi ám ảnh của cả tuổi thơ, để lại những vết thương mà con phải dùng cả đời để chữa lành nó trong chính gia đình của mình.
1.3 Con trở nên tự ti, nhút nhát
Con sẽ trở nên tự ti nhút nhát
Sau mỗi trận nổi nóng, bạo lực của ba mẹ là trẻ sẽ có xu hướng thu mình vào trong để trốn những nỗi sợ. Sau đó là những chuỗi ngày chúng sẽ “nhìn sắc mặt ba mẹ mà sống”, và khi bước chân ra xã hội, xu hướng đó cũng dần thành thói quen và khiến con trở nên tự ti, sống trong cái bóng của chính mình mãi mà không thể nào thoát ra được.
-
Biện pháp kiềm chế cơn nóng giận với con
2.1 Hãy nhớ “Người lớn nào cũng từng là một đứa trẻ”
Tất cả chúng ta đều đã từng là những đứa trẻ, lớn lên với muôn vàn câu chuyện và trải nghiệm. Tất cả những gì bạn trải qua, hãy chọn lọc những điều đẹp và tích cực nhất để con bạn cũng có thể trải qua, để chúng có một tuổi thơ thật êm đềm, thật hạnh phúc. Đừng khiến chúng phải sống trong lo sợ suốt cả một thời gian thơ bé, vì khi trưởng thành, sẽ rất buồn khi chúng sẽ trả lại tất cả cho bạn những cảm giác mà chúng phải gánh chịu.
2.2 Học cách giao tiếp với người thân
Các gia đình Châu Á, nhất là Việt Nam thường mắc chung một vấn đề chính là không thể giao tiếp được với nhau dẫu họ là “người nhà”, cũng chẳng biết có một chiếc bóng nào đó đã ngăn cản những người thân trong gia đình có thể bày tỏ những áp lực, những câu chuyện của bản thân với nhau, chỉ để hiểu nhau, thông cảm cho nhau hơn là phải chịu đựng vì nhau, để rồi kéo theo những đứa trẻ vô tội đi vào luồng cảm xúc tiêu cực của mình. Chính vì thế, ba mẹ hãy học cách nói chuyện với nhau, chia sẻ những áp lực, để bản thân luôn trong trạng thái được công nhận và chia sẻ, như thế thì những hi sinh mà các bậc cha mẹ bỏ ra sẽ không phải âm thầm nữa.
2.3 Cho bản thân thời gian nghỉ ngơi
Ai cũng cần có một khoảng thời gian nhằm rũ bỏ mọi thứ bên ngoài chỉ để hướng vào bên trong chính mình, các bậc cha mẹ cũng thế. Hãy cho mình những giây phút được sống chậm lại, lắng nghe suy nghĩ của mình, nhìn nhận lại những gì đang xảy ra xung quanh để có thể yêu thương, lo lắng và che chở cho con đúng đắn nhất.