• MẸO DÂN GIAN GIÚP TRẺ NHANH BIẾT NÓI

Hiện nay, vấn đề chậm nói đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam, đây cũng chính là mối lo hang đầu của các bậc làm cha mẹ. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng không thiếu những biện pháp hỗ trợ con nhanh biết nói hơn, hãy cùng Con Mèo Vàng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm mẹo giúp con nhanh biết nói nhé. 

  1. Giai đoạn phát triển ngôn ngữ của con

Giai đoạn tiền ngôn ngữ (mới sinh – 11 tháng tuổi)

Giai đoạn tiền ngôn ngữ, trẻ đã biết đáp lại ba mẹ bằng những tiếng bập bẹ ê a

Giai đoạn từ bập bẹ đến nói được các từ (12 – 21 tháng tuổi)

Giai đoạn phát triển từ từ vựng thành câu (22 – 36 tháng tuổi)

Giai đoạn từ 22 đến 36 tháng tuổi, vốn từ của trẻ đã tăng lên rất nhiều

  1. Những dấu hiệu của trẻ chậm nói

2.1 Con hành động nhiều hơn lời nói: 

Thay vì sử dụng lời nói, trẻ có xu hướng sử dụng hành động để biểu hiện cảm xúc hơn. Ví dụ như bé sẽ kéo tay ba hoặc mẹ và chỉ vào vật mà bé thích biểu hiện bé muốn món đồ chơi đó. 

2.2 Con không hiểu được những yêu cầu đơn giản:

Hầu hết, em bé 3 tuổi đã có thể hiểu những yêu cầu của mọi người từ đơn giản đến phức tạp. Nếu bạn đặt câu hỏi đơn giản nhưng trẻ phản ứng rất chậm hoặc không có phản ứng thì có thể trẻ bị chậm nói.

 

2.3 Trẻ không thể nói câu hoàn chỉnh: 

Trẻ chỉ có thể nói những câu đơn giản và ngắn gọn khoảng 2 – 3, trẻ gặp khó khăn trong việc ghép các từ đơn với nhau hoặc trẻ bị tật nói lắp. Đây là một trong những dấu hiệu điển hình của chứng chậm nói. 

2.4 Vốn từ bị hạn chế: 

Mỗi trẻ sẽ có quá trình phát triển ngôn ngữ khác nhau nhưng thường từ giai đoạn từ 18 tháng trở lên, trẻ đã có thể nói được một số từ đơn giản. Đến 2 tuổi, trẻ đã có thể có khoảng 200 – 500 từ trong kho từ vựng của mình. Nếu trẻ biết ít hơn số từ nêu trên thì đây là dấu hiệu của việc chậm nói ở trẻ.

  1. Mẹo giúp con nhanh biết nói

3.1 Sử dụng đậu đỏ

Đây là một mẹo dân gian thường được các bậc phụ huynh sử dụng cho trẻ. Mẹo này thực hiện khá đơn giản, không hề phức tạp nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh hiệu quả của nó. Vì thế nên để đảm bảo an toàn, phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng mẹo này.


Ba mẹ có thể thực hiện như sau: Lấy một ít hạt đậu đỏ tán nhuyễn rồi trộn với rượu. Sau đó, dùng hỗn hợp này bôi dưới lưỡi của trẻ khoảng 1-2 lần/ngày, bôi liên tục nhiều ngày. Tuy nhiên, khuyến cáo không nên sử dụng cách này cho bé vì bé có thể ăn phải hỗn hợp đậu đỏ với rượu này.

3.2 Mẹo cướp lời (giật đồ)

Đây là một mẹo được thực hiện khá nhiều và được cho rằng là mang lại nhiều hiệu quả đối với việc chữa cho trẻ chậm nói.


Để thực hiện mẹo này, ba mẹ cần đưa trẻ đến chợ và tìm một sạp bán hàng đông khách và chủ sạp phải là người nhanh miệng, nói nhiều, buôn bán đắt khách. Khi đã xác định được mục tiêu, chờ người đó đang ăn thì nhanh chân tới giật đồ ăn của họ và đưa cho trẻ ăn hết.


Cho dù bị họ mắng thì cũng không được nói hoặc giải thích gì về hành động đó. Mặc dù, hành động trên khá xấu hổ song mọi người có thể sẽ hiểu và thông cảm khi biết bạn đang chữa cho trẻ chậm nói. 

Bài viết liên quan

0938 500 980