Thường xuyên cãi vã, bất
đồng ý kiến trước mặt trẻ là một trong những thói quen xấu bố mẹ cần sửa đổi,
theo VerywellFamily.
Cạnh
tranh để trở thành bố mẹ tốt
Thay vì giúp đỡ lẫn
nhau trong việc nuôi dạy con, nhiều cặp vợ chồng có xu hướng cạnh tranh với nhau
để chứng tỏ mình là phụ huynh tốt hay gương mẫu hơn đối phương.
Hãy nhớ rằng, gia đình
bền vững nhất khi bố mẹ làm việc ăn ý. Việc cố gắng thức dậy sớm hơn, ngủ muộn
hơn đối phương hay dọn dẹp nhà cửa nhanh hơn vợ/chồngcủa mình để chứng tỏ
bản thân chỉ khiến mối quan hệ của bạn xấu đi và làm tổn thương đến con bạn.
Đi
ngược lại xu hướng của người kia
Thường thì trong nhà nếu
người bố có xu hướng nghiêm khắc thì người mẹ dễ tính hơn để bù đắp cho con và
cân bằng lại thái độ của bạn đời. Và tất nhiên cũng có trường hợp ngược lại, mẹ
nghiêm khắc, bố dễ tính.
Trên thực tế, việc chơi
trò “bố mẹ tốt, bố mẹ xấu” sẽ lôi kéo, khiến trẻ chọn phe bố hoặc mẹ.
Không chỉ vậy, việc bù đắp tính cách giữa bố mẹ còn gây ra sự thiếu nhất quán,
điều rất có hại cho trẻ. Nếu bố mẹ bất đồng với nhau trong cách dạy dỗ con thì
hãy cùng kiểm tra lại xem cách dạy đã đúng chưa. Hãy ngồi xuống, nói chuyện
cùng nhau để thiết lập các quy tắc gia đình rõ ràng và thực thi chúng một cách
nhất quán.
Cạnh
tranh để được con yêu quý hơn
Đôi khi bố mẹ cố gắng
thể hiện quá mức để được con yêu quý hơn. Nhu cầu này khiến họ gây ra một số
hành vi xấu hay thậm chí chiều hư con, chỉ vì mong được con yêu quý. Sau tất cả,
những điều này chỉ phản tác dụng.
Trẻ nhỏ sẽ chỉ vui khi
bố mẹ không áp dụng các quy tắc lên chúng. Nhưng trẻ cần có quy tắc, kỷ luật rõ
ràng và những giới hạn vững chắc thì mới có thể trưởng thành tốt. Và trong quá
trình nuôi dạy, thế nào cũng có ngày bố mẹ phải đưa ra hình phạt cho con. Vì thế,
sẽ có những khi trẻ thích bố hơn, hoặc thích mẹ hơn và bạn phải chấp nhận điều
đó. Nhìn chung, phụ huynh tốt thì không nên cạnh tranh với vợ/chồng mình để
giành tình cảm của con.
Thông
đồng với con
Có rất nhiều cách để bố
mẹ thông đồng với con, chẳng hạn mẹ cho con nhiều tiền để mua truyện tranh, kèm
theo một cái nháy mắt: “Đừng kể với bố chuyện này nhé”. Hay bố giấu mẹ
để giúp con chuyện bài kiểm tra bị điểm kém.
Khi bố hoặc mẹ thông đồng
với con thì hệ thống phân cấp gia đình sẽ thay đổi và gây ra nhiều hệ lụy xấu.
Trẻ sẽ học được tính nói dối, thậm chí xem thường bố hoặc mẹ.
Bố mẹ hãy nhớ nói dối,
giữ bí mật với bạn đời hay phàn nàn với con về đối phương là điều tối kỵ không
bao giờ được làm. Hãy kết hợp với nhau để cùng nuôi dạy con thật tốt, chứ không
phải hợp tác với con để chống lại bạn đời.
Bất
đồng với đối phương ngay trước mặt con
Nếu người bố nói
“Không được, anh không đồng ý em cho con ra ngoài chơi”, hoặc ngược lại
là mẹ, ngay ở trước mặt con, tức là cho thấy bố/mẹ thiếu tôn trọng đối phương
và trẻ nhỏ có thể học theo thói xấu ấy.
Nếu như một trong hai
người không đồng tình với ý kiến của người kia thì hãy nói chuyện thật rõ ràng
trong phòng, tuyệt đối không có sự hiện diện của con. Sau khi đã thống nhất ý
kiến, bố mẹ mới trao đổi lại với con. Việc cự cãi nhau ngay trước mặt con chỉ
khiến chúng thấy bố mẹ không hề tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau.