Đứng
trước những áp lực xã hội lớn lao giữa kỷ nguyên hội nhập và phát triển không
ngừng, con người dễ lâm vào tình trạng buồn chán, thất vọng dẫn đến rối loạn trầm
cảm và tự kỷ. Nguy hiểm hơn, dấu hiệu bệnh tình này đang ngày càng xuất hiện
nhiều hơn ở trẻ em và gây ra rất nhiều hậu quả xấu khiến ba, mẹ lo lắng, bất
an. Rối loạn trầm cảm ở trẻ em nếu không được quan sát và theo dõi bệnh tình cẩn
thận, chu đáo rất dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của trẻ sau này.
Bất
cứ đứa trẻ nào cũng hoàn toàn có thể đứng trước nguy cơ mắc phải chứng bệnh rối
loạn trầm cảm. Cho đến hiện nay, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh vẫn
được cho là từ kết quả của yếu tố di truyền và chính những căng thẳng trong cuộc
sống gây ra, đặc biệt là sự thiếu thốn và mất mát trong cuộc sống. Rối loạn trầm
cảm ở trẻ em thực sự rất nguy hiểm đối với những tâm hồn trong sáng, non nớt của
trẻ.
“Rối
loạn trầm cảm” là biểu hiện đặc trưng của bệnh trầm cảm bị gây ra bởi nỗi buồn
và sự khó chịu trong thời gian dài. Chứng trầm cảm ở trẻ em có biểu hiện dưới dạng,
tâm trạng dễ buồn chán, cáu giận hoặc cực kỳ nhạy cảm. Có 3 loại rối loạn trầm
cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên được biết đến như: rối loạn trầm cảm hỗn hợp,
rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn khí sắc.
Để con vui chơi, phát triển tự nhiên là cách tốt nhất để bé tránh các loại bệnh về tâm lí
Dấu
hiệu nhận biết rối loạn trầm cảm ở trẻ em được căn cứ vào các biểu hiện cơ bản
của triệu chứng trầm cảm. Trẻ em trong nhiều trường hợp chúng không tự giải
thích được những cảm xúc, nhận thức hay suy nghĩ, tâm trạng của chúng đang tồn
tại và diễn ra. Mỗi hoàn cảnh khác nhau sẽ dẫn đến những triệu chứng rối loạn
trầm cảm khác nhau.
Rối loạn trầm cảm hỗn hợp
Là
một dạng rối loạn liên quan đến sự khó chịu, bức bí diễn ra thường xuyên và các
giai đoạn liên tục của nó rất khó kiểm soát. Một số trường hợp trẻ em có biểu
hiện chống đối, hiếu động thái quá, tăng động, giảm chú ý, rối loạn âu lo. Biểu
hiện chính bao gồm những cơn kích động nghiêm trọng diễn ra với tần suất cao
trên 3 lần/ tuần, thường cáu kỉnh, tức giận mỗi ngày…
Rối loạn trầm cảm chủ yếu
Căn
bệnh này thường kéo dài trên 2 tuần, lần đầu tiên có thể sẽ xảy ra ở mọi lứa tuổi
nhưng phổ biến hơn là sau tuổi dậy thì. Một số biểu hiện dễ nhận biết như: cảm
thấy buồn, khó chịu, người khác dễ quan sát thấy bị nỗi buồn bủa vây hoặc chán
nản, cảm thấy tồi tệ. Không cảm thấy quan tâm hay hứng thú với hầu hết tất cả
các hoạt động. Giảm cân hoặc tăng cảm giác thèm ăn… Nặng hơn thế là cảm giác mệt
mỏi, mất hết năng lượng, có những suy nghĩ liên tục và cái chết hay kế hoạch tự
tử… Nguy cơ tái phát cao đối với những trẻ bị trầm cảm nặng.
Khóa hè tại Hệ
Thống Trường Mầm Non Song Ngữ Yellow Kitty sẽ tạo điều kiện để con được tham
gia các môn học thực tế
Lúc
này chứng ù tai do trạng thái trầm cảm hoặc tức giận dai dẳng kéo dài. Một số
biểu hiện điển hình như: chán ăn hoặc ăn quá nhiều, mất ngủ hoặc bị đau nửa đầu,
kém tập trung và có cảm giác tuyệt vọng… So với chứng rối loạn trầm cảm chủ yếu,
biểu hiện của rối loạn khí sắc có thể ít hơn, thời gian kéo dài trung bình lên
tới 5 năm.
Làm gì khi trẻ em xuất hiện các chứng
trầm cảm
Ở
trẻ em khi xuất hiện các triệu chứng của rối loạn trầm cảm, tâm trạng và biểu
hiện nổi bật nhất là khó chịu, bực bội, dễ dàng cáu gắt, bị kích thích và dễ
gây hấn hơn là buồn bã, chán nản. Sự khó chịu liên quan đến rối loạn trầm cảm ở
trẻ em có biểu hiện như hành vi bất hợp tác, chống đối…
Trẻ
em mắc chứng rối loạn trầm cảm dù ở mức độ nào cũng cần được phát hiện, theo
dõi và điều trị hợp lý, khoa học tại bệnh viện. Chính vì vậy, trong trường hợp
cảm nhận được biểu hiện của bệnh rối loạn trầm cảm ở trẻ em, ba, mẹ nên bình
tĩnh theo dõi các triệu chứng trong thời gian ngắn, sau đó đưa bé đến bệnh viện
để có biện pháp hợp lý hỗ trợ điều trị.