Quan
niệm như con trai phải cứng rắn, không được sợ hãi… đã vô tình khiến con bạn
dồn nén cảm xúc tiêu cực trong lòng, gây nhiều bất ổn. Hệ thống trường mầm non
Con Mèo Vàng sẽ gửi đến bạn 6 sai sầm Ba/Mẹ thường gặp trong quá trình nuôi dạy
con. Cùng theo dõi nhé!

Mong con cứng rắn về mặt
cảm xúc

Nhiều phụ huynh luôn sẵn
lòng an ủi, vỗ về con gái khi buồn, nhưng lại cố rèn luyện cho con trai bản
tính kiên cường, không bộc lộ hoặc dồn nén cảm xúc ủy mị trong lòng. Thực tế
con trai và con gái đều có những lúc yếu mềm, nhạy cảm và sẽ không tốt cho cả hai
giới nếu giữ cảm xúc tiêu cực trong lòng.

Thay vì muốn con trai
luôn cứng rắn, bạn hãy dạy con các từ chỉ cảm xúc như vui vẻ, buồn bã, sợ hãi,
lo lắng, tự hào, bất an, dũng cảm và thực hành đặt tên cho cảm xúc đang trải
qua. Bằng cách đó, có thể các em sẽ không thể hiện cảm xúc qua hành động, nhưng
biết cách chia sẻ, miêu tả trạng thái tinh thần của mình. Từ đó, con trai sẽ
thoải mái hơn khi nói về cảm xúc, giải tỏa tâm trạng tiêu cực hoặc chia sẻ niềm
vui với mọi người xung quanh.

Con trai không bao giờ
trở thành nạn nhân

Cha mẹ muốn bảo vệ con
gái kỹ càng hơn để tránh khỏi những vấn đề, hiểm họa từ xã hội mà quên mất rằng
ngay cả các bé trai cũng có thể là nạn nhân trong những sự việc không mong muốn.
Cha mẹ cần dạy con trai ngay từ nhỏ về tầm quan trọng của các bộ phận trên cơ
thể, không cho người khác tiếp xúc nếu các em không muốn. Nên nhấn mạnh các con
hoàn toàn có thể từ chối với những yêu cầu bất hợp lý, không an toàn.

Dù nuôi dưỡng con trai
hay con gái, việc chia sẻ giữa cha mẹ và con cái luôn quan trọng. Phụ huynh nên
tạo những cuộc hội thoại cởi mở, thoải mái để con trai tự tin chia sẻ, kể chuyện
cá nhân. Từ đó, mỗi khi gặp vấn đề thiếu an toàn, con sẽ kịp thời thông báo với
cha mẹ để tìm cách xử lý.

Tư duy con trai phải giỏi
thể thao

Con trai nên học ít nhất
một môn thể thao nhưng không cần giỏi chúng. Mỗi đứa trẻ có thể chất khác nhau,
cha mẹ không nên đặt kỳ vọng rằng các con sẽ giỏi.

Mặc định con trai sẽ hẹn
hò với con gái

Khi nói với con về vấn
đề hôn nhân, tình yêu, cha mẹ nên sử dụng đại từ trung tính, mang lại sự thoải
mái, ích lợi cho tất cả trẻ em. Chẳng hạn, thay vì nói “Khi con lấy vợ, vợ
chồng con sẽ…”, hãy nói rằng “Khi con lớn lên, con và bạn đời sẽ…”.
Điều này khiến trẻ có cái nhìn cởi mở, tôn trọng những mối quan hệ khác nhau,
không chỉ là nam nữ.

Là con trai thì không
được sợ

Sợ hãi, lo lắng là trạng
thái cảm xúc chung của loài người nên việc các bé trai cảm nhận những điều này
là hoàn toàn tự nhiên. Phụ huynh không nên bảo con “Không việc gì phải sợ”
vì những câu nói này sẽ khiến trẻ tự ti về bản thân, dồn nén nỗi sợ trong lòng
tạo nên cảm xúc tiêu cực, bất ổn.

Thay vào đó, hãy trò
chuyện cùng con về nỗi sợ để hiểu rằng điều gì khiến con cảm thấy không an
toàn. Cuối cùng, luôn nhấn mạnh với con rằng những người dũng cảm nhất không phải
là không bao giờ sợ hãi mà là biết vượt qua sợ hãi, chấp nhận thách thức và
chinh phục nó.

Làm hộ con mọi việc

Không ít cha mẹ cho rằng
con trai không biết hoặc không cần phải làm việc nhà (bao gồm rửa bát, giặt quần
áo, dọn dẹp nhà cửa) vì đây là những hoạt động dành cho chị em gái hoặc cho vợ
tương lai. Tuy nhiên, đây là quan niệm có thể gây ảnh hưởng xấu đến khả năng tự
lập của bé trai khi trưởng thành. Khi làm hết việc nhà, các bà mẹ đang hạn chế
sự phát triển của con trong tương lai.

Việc nhà không phân biệt
là dành cho con trai hay con gái. Mục đích trẻ cần làm việc nhà là hình thành
thái độ nghiêm túc, coi trọng vấn đề gia đình, học cách sống tự lập và có trách
nhiệm.

Bài viết liên quan

PHỤ HUYNH ĐĂNG KÝ THAM QUAN

Quý phụ huynh vui lòng điền các thông tin dưới đây, bộ phận tư vấn của Nhà Trường sẽ chủ động liên hệ với Quý phụ huynh trong thời gian sớm nhất.

    0938 500 980