Muốn khẳng định cái tôi
của mình hoặc không hiểu về những quy tắc ứng xử có thể là lý do khiến trẻ
không nghe lời người lớn. TrangMotherlychia sẻ bảy lý do trẻ
không nghe lời cùng cách giải quyết.
Trẻ
không nghe thấy
Để giải thích bất kỳ vấn
đề nào, đầu tiên hãy nghĩ đến hướng đơn giản nhất. Trẻ thường rất say mê với những
gì đang làm như vẽ một bản đồ kho báu hoặc lắp ghép mô hình phức tạp đến mức
không nghe người lớn nói gì dù vẫn vâng dạ.
Điều này dễ xảy ra khi
bạn đang bận làm việc khác rồi gọi trẻ từ khoảng cách tương đối xa, trẻ có thể
không nghe rõ bạn nói gì.
Cách giải quyết:Thay
vì nói vọng từ dưới nhà, bạn hãy đảm bảo rằng con nhìn thấy và nghe được những
gì bạn nói.
Trẻ
không muốn
Lý do này là ví dụ điển
hình cho suy nghĩ “nếu mình giả vờ không biết, vấn đề sẽ biến mất” của
trẻ.Đôi khi không nghe lời không phải trẻ đang hằn học hay thách thức gì
người lớn, đơn giản chỉ là con không muốn làm những thứ được yêu cầu. Ví dụ, trẻ
có thể lờ đi việc bố mẹ giục ra khỏi công viên vì muốn ở lại chơi tiếp.
Cách giải quyết:Hãy
cho con biết bạn đồng cảm, thấu hiểu cảm xúc của con, sau đó thuyết phục bé
nghe lời mình.
Trẻ
không hiểu
Bố mẹ thường đưa ra lời
giải thích dài dòng cho những việc không muốn trẻ làm mà quên rằng có thể trẻ
không hiểu. Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ cũng thắc mắc và hỏi lại. Chúng
có thể im lặng và bạn sẽ nghĩ trẻ đang chống đối.
Cách giải quyết:Sử
dụng ít từ ngữ khó hiểu và diễn đạt ngắn gọn. Thay vì giải thích “Hãy tìm
giày của con rồi đi lên xe để chúng ta đến đúng giờ”, bạn nói ngắn gọn
“Tìm giày của con đi”.
Trẻ
muốn khẳng định cái tôi của mình
Có lẽ đây là một trong
những lý do gây khó chịu và bực bội nhất cho phụ huynh, nhưng nó tự nhiên và tất
yếu. Trẻ luôn khao khát thể hiện mình và thường lựa chọn việc không nghe lời để
thể hiện cái tôi. Trẻ có thể ngang bướng, cãi bố mẹ một cách bất chấp và nghĩ rằng
việc này thể hiện cá tính.
Cách giải quyết:Đưa
ra những lựa chọn. Việc cãi nhau với con hay áp đặt con nghe lời hoàn toàn trong
tình huống này không được các chuyên gia khuyến khích. Thay vào đó, phụ huynh
hãy cho con những lựa chọn, tạo cho trẻ cảm giác mình được kiểm soát và quyết định
vấn đề. Thay đổi cách diễn đạt có thể tạo ra sự khác biệt trong việc khuyến
khích trẻ hợp tác.
Trẻ
đang bận
Nếu trẻ đang bận ghép
những miếng lego cuối cùng để hoàn thành mô hình và bị gọi đi ăn cơm, tất yếu
trẻ sẽ khó chịu giống như việc người lớn bị làm phiền khi đang soạn thảo email
quan trọng.
Cách giải quyết:
Nếu có thể, bạn hãy đợi con hoàn thành công việc đang làm dở. Nếu như việc đó cần
thêm rất nhiều thời gian để làm xong, bạn hãy đưa ra một mốc thời gian cảnh báo
như: “Mẹ đợi con xuống ăn cơm trong 15 phút nữa”.
Trẻ
mệt mỏi
Vào buổi tối, khả năng
nghe – hiểu của trẻ sẽ giảm so với ban ngày. Nhiều khi trẻ đã cố gắng làm theo
những gì bạn hướng dẫn nhưng có thể gặp khó khăn và không thành công.
Cách giải quyết:
Điều chỉnh sự kỳ vọng. Phụ huynh không nên hy vọng trẻ thực hiện đúng những gì
người lớn mong muốn ngay trong lần đầu tiên. Hãy dành thêm thời gian để hỗ trợ
và giúp đỡ con hoàn thành các nhiệm vụ vào buổi tối.
Trẻ
không biết các quy tắc
Để trẻ biết các quy tắc
trong bảo tàng hay địa điểm công cộng, người lớn cần dặn dò và hướng dẫn. Bạn
không nên cho rằng trẻ không biết nghe lời khi cư xử thoải mái như ở nhà, trong
khi việc nói với trẻ về các quy tắc ở từng địa điểm là của người lớn.
Cách giải quyết:Giới
thiệu và hướng dẫn trẻ về những điều được làm và không được làm trước mỗi chuyến
đi. Con bạn có thể quên hoặc thậm chí phản đối, khi đó hãy cho trẻ sự lựa chọn
đi hay ở nhà như lý do số 4.