Mặc
dù có thế mạnh tính toán, nghệ thuật…, trẻ tài năng thường gặp vấn đề về cảm
xúc và hành vi, ảnh hưởng đến kỹ năng xã hội.
Phát triển các kỹ năng không đồng bộ
Trẻ
có thế mạnh về trí tuệ không phải lúc nào cũng có sự phát triển tương đồng về kỹ
năng xã hội, sinh tồn và khả năng bộc lộ cảm xúc. Trẻ tài năng có thể hoàn
thành bài toán phức tạp một cách nhanh chóng nhưng lại không biết cách chăm sóc
bản thân khi ở một mình.
Cùng
với đó, sự phát triển thể chất của trẻ tài năng cũng thường không bằng bạn bè
cùng lứa tuổi. Điều này có thể khiến trẻ thất vọng về bản thân khi về cuối
trong cuộc thi chạy nhanh hoặc không hoàn thành đường chạy bền. Để giải quyết,
không cách nào tốt hơn ngoài việc bố mẹ cần bổ sung kiến thức còn thiếu cho trẻ.
Dù trẻ có nằng nặc đòi được học, làm bài tập, người lớn vẫn cần yêu cầu trẻ có
khoảng thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cùng gia đình để giới thiệu những kỹ năng
mềm cần thiết.
Hay
bắt bẻ, cư xử thiếu chuẩn mực
Mặc
dù trẻ tài năng có thể đọc, nói và suy luận ở mức cao nhưng không phải lúc nào
kỹ năng này cũng được sử dụng theo cách tích cực. Nhiều trẻ thông minh thường tự
cho mình là người lớn, tài giỏi, có quyền nói chuyện, cư xử với bố mẹ và giáo
viên ở mức ngang hàng, thậm chí lấn lướt.
Đôi
lúc, trẻ có thể dùng kỹ năng này để chất vấn và bắt bẻ người lớn. Phụ huynh cần
có quan điểm rõ ràng, trẻ tài năng có tư duy logic và khả năng thuyết phục tốt
hơn bạn bè cùng lứa tuổi, nhưng không có nghĩa trẻ muốn nói chuyện với người lớn
với thái độ như nào cũng được. Bố mẹ phải đặt ra cho trẻ một giới hạn cụ thể, về
việc được và không được làm, có thái độ phù hợp. Phụ huynh có thể cho trẻ quyền
tranh luận và bày tỏ quan điểm, nhưng phải với thái độ đúng mực, tôn trọng người
đối diện.
Hay
nghi ngờ và phức tạp hóa mọi chuyện
Một
số trẻ tài năng có xu hướng cầu toàn, luôn muốn đạt điểm tối đa trong những bài
kiểm tra. Việc quen được tán dương, đạt được thành tích vượt trội có thể gây ra
tâm lý sợ thất bại. Những trẻ này có xu hướng né tránh, từ chối thử và tiếp xúc
với cái mới. Nghiêm trọng hơn, khi phải đối diện với thất bại, trẻ tài năng rất
khó vượt qua.
Khả
năng tư duy logic, quan sát nhạy bén có thể khiến trẻ tài năng yêu cầu thông
tin chi tiết trước khi trả lời hoặc giúp đỡ người khác. Việc này khiến trẻ luôn
tỏ ra nghi ngờ, chần chừ và e ngại mọi thứ, đôi khi phán đoán sai và hành động
không dứt khoát. Người lớn cần tạo điều kiện để trẻ tham gia nhiều hoạt động xã
hội, đồng đội để có cơ hội hiểu về người khác và thế giới. Bên cạnh đó, bố mẹ
nên động viên để trẻ trải nghiệm những điều mới và đừng quên dành tặng lời
khen, ở cạnh nếu trẻ thất bại hoặc có kết quả không như mong muốn.