Nhất định phải học giỏi
tiếng Anh”, “học tiếng Anh là tốt cho con”, “con nhà người ta xem phim hoạt
hình Disney không cần phụ đề kìa” …Là những điều bố mẹ tuyệt đối đừng nói nếu
không muốn con có những cảm xúc tiêu cực với Anh ngữ.
Khi được tiếp xúc với
tiếng Anh từ nhỏ, trẻ dễ hình thành cảm tình và biến việc học tiếng Anh thành bản
năng. Tuy nhiên, nếu bố mẹ bắt buộc con phải nói tiếng Anh cả ngày hay vạch ra
một tiến trình học tập căng thẳng, con lập tức sẽ kháng cự và dần dần có những ấn
tượng tiêu cực với loại ngôn ngữ này.
Không
nên lúc nào cũng giao tiếp tiếng Anh với con
sử dụng chiến thuật “mưa dầm thấm lâu” khi cho con học tiếng Anh. Nghĩa là khi
giao tiếp với con ở nhà, bố mẹ chỉ sử dụng tiếng Anh. Họ tin rằng đây là phương
pháp tốt nhất giúp con nhanh chóng hình thành phản xạ tốt khi giao tiếp tiếng
Anh. Đó không hẳn là một phương pháp sai lầm, tuy nhiên nó sẽ khiến trẻ dễ trở
nên chán nản, thậm chí là chán giao tiếp vì đôi khi con chỉ muốn tâm sự với bố
mẹ bằng ngôn ngữ bản địa. Mặc khác, nếu bản thân bố mẹ phát âm chưa thật chuẩn,
dùng câu chưa thật đúng thì trẻ sẽ dễ bị những lỗi sai đó thấm dần đến mức khó
sửa về sau.
nhận thấy trẻ có biểu hiện chán ghét việc nói chuyện Anh ngữ với bố mẹ, thì bạn
nên quay lại sử dụng ngôn ngữ bản địa nhé. Hãy tạo cho con cảm giác thoải mái
100% khi giao tiếp với bạn. Đó mới là điều quan trọng nhất.
Để
con thấy rằng bố mẹ cũng rất yêu thích tiếng Anh
Trẻ con thường dễ bị ảnh
hưởng sở thích của bố mẹ. Vì vậy, phương pháp hiệu quả để giúp con thích thú với
tiếng Anh chính là thể hiện cho con thấy đó cũng là sở thích của bạn. Chỉ cần bạn
chú ý thể hiện sở thích đó trong cuộc sống hàng ngày, nó sẽ giúp trẻ hình thành
thói quen sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên nhất. Để con nhìn thấy bạn đọc
sách, báo tiếng Anh hàng ngày. Chia sẻ với con những clip hay bài hát tiếng Anh
bạn yêu thích. Nếu được hãy dạy con hát theo hoặc học theo điệu nhảy mà con hứng
thú. Thỉnh thoảng, bố mẹ cũng nên nói chuyện bằng tiếng Anh với bạn bè của mình
trước mặt con. Nội dung của các cuộc nói chuyện nên vui vẻ bố mẹ nhé, đừng tạo
cho con cảm giác căng thẳng đi kèm với việc sử dụng tiếng Anh.
Sử
dụng những câu tiếng Anh mà trẻ không bắt buộc phải đáp lại
“Vạn sự khởi đầu nan”,
giai đoạn bắt đầu giao tiếp tiếng Anh, trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc
tìm từ ngữ, mẫu câu, phát âm… Vì vậy, nếu bố mẹ cứ liên tục đặt những câu hỏi
khó, hóc búa và thúc ép con trả lời bằng được, con sẽ dễ rơi vào trạng thái cảm
thấy khó khăn, thất vọng và nản chí.
Để tránh tình trạng đó
xảy ra, thời gian đầu, bố mẹ chỉ nên sử dụng những câu mà trẻ không cần phải
đáp lại, hoặc có thể trả lời một cách đơn giản nhất. Bạn có thể dùng những câu
mệnh lệnh đơn giản như “Mặc áo khoác vào đi con”, “Lấy giúp mẹ cái khăn trên
bàn nhé” hay “Về thôi con yêu” …
Bạn tuyệt đối đừng nản
khi thấy con không có phản ứng tiếng Anh với mình. Sau một thời gian, bạn sẽ dần
nâng cao độ khó của câu hỏi và dạy bé những các thức trả lời phù hợp. Điều quan
trọng nhất vẫn là theo dõi thái độ của con khi tiếp xúc với tiếng Anh. Nếu bé
thấy hứng thú khi bạn dùng tiếng Anh với chúng, đó là một dấu hiệu tốt.
Để
con tiếp cận với tiếng Anh hàng ngày từ sớm
giao tiếp với con, bạn hãy để tiếng Anh đi vào cuộc sống của con một cách tự
nhiên nhất. Một trong những phương pháp tốt nhất để thực hiện điều này là tìm
ra cách thức mà con bạn thích nhất khi tiếp cận với tiếng Anh. Ví dụ như con
thích nghe nhạc, hãy cho con nghe những ca khúc tiếng Anh. Con thích chơi game,
hãy chỉ con những từ vựng liên quan đến game, chơi game cùng con và sử dụng tiếng
Anh trong quá trình đó.
truyện bằng tiếng Anh cho con nghe. Tốt nhất là sử dụng những bộ truyện tranh với
hình ảnh dễ thương, sinh động và màu sắc hài hòa. Vì một khi không hiểu hết những
gì bạn nói, con vẫn có thể xem tranh và tự đưa ra phán đoán cho mình. Đây cũng
là một cách thức tốt giúp con phát triển tư duy của riêng mình.
Khen
ngợi con đúng mức
Bên cạnh đó, bố mẹ nên
tránh sự chỉ trích hay gay gắt khi con dùng sai từ, sai câu hay phát âm chưa
chuẩn. Nếu bị chê liên tục, cơ chế tự vệ của bé sẽ hình thành một bức tường rào
ngăn cách bé với tiếng Anh. Khi đó, con sẽ thấy tiếng Anh thật đáng ghét, vì tiếng
Anh mà con bị mắng. Cứ liên tục như vậy, con bạn sẽ chẳng còn chút hứng thú nào
với tiếng Anh hay những ngôn ngữ khác nữa.
Hãy để cho con thấy học
tiếng Anh là một trải nghiệm thú vị bằng cách tập trung vào những mặt tích cực.
Hãy khen con đã làm tốt mỗi khi con có những bước tiến mới – dù rất nhỏ – trong
việc sử dụng tiếng Anh. Những lời khen tự nhiên và chân thành sẽ giúp con nâng
cao tinh thần và cảm thấy tiếng Anh thật tuyệt.