TOP 4 BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Hiện nay, tuy y học đã tiên tiến nhưng bệnh Tay chân miệng vẫn đang là nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ có trẻ nhỏ mỗi khi mùa cao điểm đến. Khi thời tiết vào mùa nắng nóng thì nhà trẻ, các trường mầm non, nơi sinh hoạt tập thể của các trẻ nhỏ lại là những nơi có thể phát bệnh và lây lan một cách nhanh chóng nhất. 

  1. Bệnh Tay chân miệng lây lan như thế nào?

Thông thường, Tay chân miệng sẽ lây lan mạnh mẽ trong những tuần đầu tiên nếu không phát hiện kịp thời. Đường lây truyền chủ yếu là đường tiêu hoá, từ người bệnh thông qua dịch tiết mũi họng, nước bọt, khi hắt hơi. Bên cạnh đó, Tay chân miệng cũng có thể lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với các chất bài tiết của người bệnh trên dụng cụ sinh hoạt như đồ chơi, dụng cụ ăn uống,… chính vì thế mà trẻ em chính là những đối tượng hàng đầu dễ bị lây lan nhất.

  1. Các biện pháp phòng bệnh Tay chân miệng 

2.1  Vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân kỹ càng và thường xuyên sẽ vô cùng quan trọng trong quá trình phòng ngừa Tay chân miệng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, trước khi tiếp xúc trực tiếp với trẻ.. Khi cơ thể sạch sẽ, vi khuẩn từ Tay chân miệng sẽ ít có cơ hội tiếp cận với con trẻ hơn. 

2.2 Vệ sinh ăn uống

Ba mẹ hãy luôn đảm bảo các yếu tố sau trong chế độ dinh dưỡng của con: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

2.3 Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt

Cách vệ sinh đồ chơi của trẻ em tránh lây nhiễm bệnh

Đối với những môi trường mà con trẻ phải sinh hoạt tập thể như nhà trẻ, trường mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà hay thậm chí ngay tại gia đình cần lưu ý thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng mà con trẻ có thể tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà để hạn chế tối đa việc trẻ bị vi khuẩn xâm nhập một cách đáng tiếc.

2.4 Theo dõi sức khoẻ con thường xuyên

Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện nhằm có những biện pháp chữa trị kịp thời, Song đó, việc điều trị sớm cũng sẽ hạn chế được những tình huống lây lan cho những đứa trẻ khác xung quanh con. 

Bài viết liên quan

PHỤ HUYNH ĐĂNG KÝ THAM QUAN

Quý phụ huynh vui lòng điền các thông tin dưới đây, bộ phận tư vấn của Nhà Trường sẽ chủ động liên hệ với Quý phụ huynh trong thời gian sớm nhất.

    0938 500 980