TỰ TI Ở TRẺ, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Tự ti ở trẻ
Trẻ con khi sinh ra và lớn lên dù ít nhiều sẽ luôn có các vấn đề về tâm lý, đa phần trẻ sẽ luôn mang trong mình tư tưởng tự ti khi bước chân ra một môi trường mới, một cuộc sống của riêng trẻ. Đã có rất nhiều ý kiến về vấn đề này, vậy nguyên nhân là do đâu và làm thế nào để Ba Mẹ có thể giúp con xoá bỏ được sự tự ti của chính mình, bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho Ba Mẹ cái nhìn cụ thể.
-
Biểu hiện của tự ti ở trẻ
Biểu hiện của sự tự ti ở trẻ
Cùng với tốc độ phát triển của xã hội, nền giáo dục và tư duy độc lập ngày nay đã được rất nhiều ba mẹ đầu tư từ sớm cho con, thế nên trẻ ngày càng độc lập và dám tự tin thể hiện chính mình hơn. Song đó, vẫn còn rất nhiều trẻ nhỏ đang khép mình để sống trong lớp vỏ bọc an toàn của riêng mình, thiếu đi sự tự tin, không dám thể hiện bản lĩnh của chính mình. Trẻ tự ti được thể hiện rõ nhất qua các biểu hiện sau đây:
-
So sánh điểm yếu của bản thân với thế mạnh của người khác.
-
Sợ ngồi đối diện và không dám nhìn vào mắt người khác.
-
Hiếm khi nêu lên quan điểm cá nhân, đặc biệt ở những nơi đông người.
-
Sợ bị đánh giá và phán xét.
-
Luôn cố gắng để bản thân ít bị chú ý nhất.
-
Luôn tự trách mình, nhận lỗi vô điều kiện, xem rằng bản thân mình kém cỏi, tự hạ thấp mình.
-
Luôn thuận theo ý kiến của người khác, lập trường không vững..
-
Dễ bị tác động bởi lời nói của mọi người xung quanh.
Tất cả những biểu hiện trên đều xuất phát từ sự tự ti bên trong trẻ, trẻ luôn sống hướng vào trong, không nhìn nhận thế mạnh cũng như giá trị của chính bản thân mình. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra, thậm chí ngay chính bản thân những đứa trẻ vẫn không hiểu lý do vì sao mình luôn mang sự tự ti đó. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự tự ti cho trẻ dưới đây.
-
Nguyên nhân gây nên sự tự ti ở trẻ
2.1 Sự kỳ vọng của Ba Mẹ
Sự kỳ vọng của Ba Mẹ
Ba mẹ nào cũng muốn con mình giỏi giang, đạt nhiều thành tích và trở thành người xuất chúng. Động cơ này hoàn toàn tốt nhưng vô hình chung nó lại khiến ba mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng cũng như áp lực vào con trẻ, dẫn đến câu nói quen thuộc mà 100% đứa trẻ nào cũng sẽ được nghe “con nhà người ta”.
Hình mẫu “con nhà người ta” mà ba mẹ vẫn thường hay dùng để so sánh con trẻ chính là nguyên nhân lớn nhất gây nên sự tự ti ở trẻ. Ba mẹ luôn theo đuổi những mục tiêu xa vời mà những đứa trẻ khác đang sở hữu mà quên rằng con mình cũng đã và đang nỗ lực để có được những mục tiêu của riêng mình. Điều này sẽ dần khiến con trẻ suy nghĩ mình kém cỏi, không bao giờ bằng người khác, không bao giờ là đủ cả. Gia đình luôn là cái nôi nuôi dưỡng và nung nấu nền tảng cho con trẻ sau này, tuy nhiên nếu chúng ta nung nấu sai cách, thì hệ luỵ tâm lý của tương lai con trẻ sẽ là người gánh chịu, ảnh hưởng đến tính cách, công việc và cuộc sống của trẻ một cách rõ rệt nhất.
2.2 Ám ảnh sự thất bại
Ám ảnh điểm số
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì thất bại lớn nhất của trẻ chính là điểm số. Trẻ thường bị ám ảnh bởi điểm số và từ sự chỉ trích của ba mẹ, chỉ cần một bài kiểm tra không được như mong đợi đã có thể khiến trẻ suy sụp và áp lực.
Điều gì không thể quật ngã được chúng ta sẽ biến thành sức mạnh giúp chúng ta vững vàng hơn. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có đủ nội lực để đứng lên sau vấp ngã, chúng sẽ thường có xu hướng tự trách, đay nghiến bản thân mình trong một khoảng thời gian dài và hợp lý hoá những chỉ trích của bố mẹ và mọi người xung quanh. Thất bại khiến chúng dần mất niềm tin vào bản thân, luôn cho rằng mình vô dụng và trở nên tiêu cực trong mọi vấn đề. Cái bóng quá lớn của thất bại khiến con trẻ không thể ngừng suy nghĩ về nó, sợ bị người khác đánh giá, trở nên sống ẩn mình, không còn đủ tự tin nhiệt huyết như trước.
2.3 Những lời miệt thị ngoại hình (Body Shaming)
Những lời miệt thị ngoại hình (body shaming)
Đây cũng được cho là một trong những lý do khiến rất nhiều trẻ đánh mất đi sự tự tin cho dù bản thân chúng có rất nhiều điểm mạnh về trí tuệ. Dẫu xã hội hiện đại đã có xu hướng đánh giá cao năng lực tri thức, nét đẹp trí tuệ, tuy nhiên đâu đó vẫn còn có những định kiến, những lời phán xét và những tiêu chuẩn tự đặt ra để đánh giá ngoại hình như béo quá, gầy quá, da ngăm quá thì không đẹp. Vì thực tế người khác sẽ luôn phải hợp mắt bên ngoài rồi mới nhìn vào bên trong. Thế nên có rất nhiều trẻ tuy tuổi nhỏ nhưng chúng đã hình thành một sự tự ti vô cùng lớn về ngoại hình của chính mình mà quên đi chúng vẫn có giá trị với xã hội, với cộng đồng, chúng có thể cống hiến tri thức và năng lực của mình.
2.4 Thiếu nhiều kỹ năng từ nhỏ
Không phải đứa trẻ nào cũng được sống trong gia đình có điều kiện để bố mẹ cho học tập và trau dồi nhiều kỹ năng từ bé, điều này khiến trẻ khi lớn lên bị lùi lại hơn so với các bạn đồng trang lứa, từ đó tạo nên sự tự ti cho con trẻ, con sẽ không thoải mái thể hiện mình.
Trong học tập hay công việc, để nổi bật và khác biệt với mọi người, trẻ luôn cần có những kỹ năng, khả năng riêng để làm nên thương hiệu cá nhân của chính mình. Sẽ không có vấn đề gì nếu con trẻ không có kỹ năng, tuy nhiên nếu con không có năng khiếu hay kỹ năng nào nổi trội thì sẽ dễ bị mờ nhạt và thiếu tự tin là điều dĩ nhiên.
-
Cách khắc phục sự tự ti.
Để cuộc sống của trẻ trở nên thoải mái và nhẹ nhàng hơn, ba mẹ nên là những người tiên phong thay đổi tư duy của bản thân, học cách công nhận thành quả của con mình để chúng thấy chúng đã làm tốt và có thêm động lực để cố gắng. Tuy nhiên nếu tự ti xuất phát từ chính bản thân trẻ thì những cách sau đây có thể sẽ giúp trẻ trở nên tốt hơn mỗi ngày, khi bản thân có sự tiến bộ đồng nghĩa với việc sự tự tin cũng dần xuất hiện.
3.1 Trau dồi kiến thức cho bản thân
Trẻ sẽ không thể tự tin nếu không trang bị đủ những kiến thức cơ bản và cần thiết, vì vậy việc không ngừng học hỏi và rèn luyện thêm nhiều kiến thức, kỹ năng chính là yếu tố hàng đầu giúp trẻ tốt hơn mỗi ngày. Không cần con trẻ phải trở nên xuất chúng mà chỉ cần tốt hơn ngày hôm qua 1 chút, mỗi ngày trôi qua đều như vậy thì chắc chắc con sẽ lấy lại sự tự tin rất nhanh.
3.2 Tập trung vào giá trị của mình
Hãy cố gắng chấp nhận bản thân, từ điểm mạnh đến điểm yếu. Vì vấn đề sẽ khi được đối mặt và chấp nhận là đã giải quyết được 50%. Nếu có thế mạnh, con trẻ nên tiếp tục học và phát huy từ chính những thế mạnh của mình, thứ mà con nghĩ con sẽ làm tốt nhất. Vì vậy, hãy bắt đầu từ chính những khả năng tốt nhất của chính mình để khẳng định với ba mẹ và những người xung quanh rằng con hoàn toàn có năng lực của riêng con. Khi con trẻ cảm thấy mình đã làm được gì đó cho xã hội, cho cộng đồng thì khi đó con đã ý thức được giá trị của chính mình.